Giới thiệu các dòng máy đóng nhãn mác thông thường
Contents
1. Máy Dán Nhãn Thủ Công
Dòng thủ công là loại không có động cơ tự dán, trên máy có một tay cầm khi đặt chai lên cần quay tay cầm để rulo xoay và dán tem nhãn vào chai.
Năng suất dán ở mức thấp, phụ thuộc nhiều vào thao tác tay của người dùng. Thông thường chỉ đạt mức trung bình khoảng 20 nhãn dán mỗi phút.
Ưu điểm là tem nhãn, chai lọ được cố định trong khuôn giúp vị trí dán chính xác, đẹp mắt. Nếu không yêu cầu cao về năng suất, hoặc sử dụng ở quy mô nhỏ thì đây là mẫu máy hữu ích với chi phí thấp nhất.

2. Máy Dán Nhãn Bán Tự Động
Dòng bán tự động là loại có động cơ tự dán tem vào chai, nhưng cần thao tác tay đè giữ chai thì máy mới hoạt động. Thiết kế nhỏ gọn, dễ tháo lắp cuộn tem.
Năng suất ở mức ổn định hơn, máy chạy độc lập chứ không kết nối được với máy khác. Mỗi phút máy sẽ dán được trung bình khaorng 40 sản phẩm.
Ưu điểm là dễ sử dụng, dán đẹp, đồng đều, dán cho nhiều kích thước chai lọ, tem nhãn khác nhau. Đây là dòng máy được sử dụng phổ biến tại các xưởng sản xuất.

3. Máy Dán Nhãn Tự Động
Dòng máy tự động là thiết bị dán nhãn đem lại tốc độ cao, hoạt động không cần can thiệp sức người, kết nối được với dây chuyền phía trước.
Máy dán nhãn tự động có năng suất phù hợp cho nhà máy, xưởng sản xuất lớn. Tận dụng tối đa được chi phí đầu tư máy. Mỗi phút có thể tùy chỉnh cài đặt tốc độ dán lên đến 250 sản phẩm.
Máy dán tem tự động có nhiều chi tiết linh kiện, chất liệu gia công inox 304 nên chi phí đầu tư khá đắt. Phù hợp với quy mô xưởng hoặc nhà máy

4. Máy Dán Nhãn Hồ Keo
Dòng dán nhãn hồ keo cần có thêm bộ phận đốt nóng và làm keo chảy ra, bôi trước lên nhãn nên kết cấu có phần phức tạp hơn so với các loại máy khác, nhưng chi phí vận hành lại rẻ do giá nhãn rẻ hơn.
Mỗi phút máy dán nhãn hồ keo bán tự động dán được khoảng 15 sản phẩm. Tốc độ chậm hơn so với loại dán tem decal. Cũng có nhiều thao tác cài đặt hơn.
Dòng máy này sẽ phù hợp với những xưởng sản xuất hàng hóa, thực phẩm có giá thành rẻ, cần tiết kiệm chi phí để tối ưu giá bán ra trên mỗi sản phẩm.
Ưu và nhược điểm của máy đóng nhãn mác
– Tốc Độ Dán Nhãn
Mỗi phút máy dán nhãn có thể dán được từ 30 đến hơn 250 sản phẩm. Với tốc độ này có thể đáp ứng kịp cho mọi dây chuyền sản xuất, đóng gói. Những dòng máy hiện đại có thể điều chỉnh được tốc độ dán, cùng một máy dùng cho nhiều dây chuyền.
– Tiết Kiệm Chi Phí
Thay vì phải mất rất nhiều nhân công cho công đoạn dán nhãn, mất nhiều sản phẩm bị lỗi hỏng trong quá tình dán. Máy dán tem nhãn sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều chi phí vì chỉ cần một người làm việc, thậm chí không cần nhân công với loại máy dán tự động.
– Độ Chính Xác Khi Dán
Khi dán bằng tay thì rất hay xảy ra các lỗi như tem bị nhăn, bị lệch nhãn sau khi dán. và những lỗi như thế này thường phải bóc ra dán lại, có thể làm hỏng bao bì. Nhờ các con lăn cân đối, lực ma sát vừa đủ lên máy dán nhãn sẽ khắc phục hết nhưng vấn đề này. Độ sai lệch chỉ dưới 1%, đủ điều kiện để áp dụng hàng loạt.
– Đa Dạng cho các sản phẩm
Máy dán nhãn có thể sử dụng đa dạng cho các kích thước nhãn khác nhau, các loại kích thước chai, hộp khác nhau. Máy cũng không kén loại chất liệu chai lọ hộp, dán cho nhôm, nhựa, thủy tinh cho chất lượng như nhau. Để điều chỉnh, thay đổi cho kích thước chai khác chỉ cần di dời con lăn ma sát.
– Độ Ổn Định và năng xuất
Nhờ sử dụng động cơ, linh kiện chất lượng tốt, cơ chế làm việc đơn giản nhưng hiệu quả. Độ bền và độ ổn định của máy cực cao, sử dụng liên tục trong vòng 5-10 năm hoàn toàn không phải là vấn đề với máy dán tem nhãn.
– kết hợp với các dây chuyền
Những dòng cao cấp như máy dán nhãn tự động sẽ kết nối được với nhiều dây chuyền đóng gói như đặt sau máy đóng nắp, máy chiết rót. Ngoài ra chạy độc lập một mình cũng dễ dàng và hiệu quả không kém.