Quy trình sản xuất gạo

Quy trình sản xuất gạo

1. Vùng nguyên liệu của Gạo 

Gạo được đặt tại các vùng , nơi phù sa Sông Hồng tích tụ  kết hợp với vùng nước lợ ven biển cho chất lượng lúa gạo thơm ngon nổi tiếng giàu vi lượng và khoáng chất. Với tiêu chí xây dựng các cánh đồng có diện tích nhỏ nhất là 5ha trở lên tiện cho việc chăm sóc và kiểm soát tập trung phòng trừ dịch hại, áp dụng các quy trình công nghệ canh tác nông nghiệp sạch trong sản xuất.  Các vùng nguyên liệu đều được quy hoạch xa khu công nghiệp, chủ động tưới tiêu, giảm thiểu tối đa tác động về mặt môi trường nhằm cho những sản phẩm chất lượng cao nhất

2. Chọn giống 

Giống đưa vào sản xuất cho chương trình  được tuyển chon là giống đặc sản của các vùng miền ,  và được các chuyên gia đánh giá tốt nhất hiện nay, đây là bộ giống có ưu điểm cho gạo ngon, cơm mềm, dẻo, có vị thơm, hạt gạo dài nhỏ, hơi đục, cơm đậm, để nguội cơm vẫn dẻo và mềm.

Giống được các chuyên gia của Sở Nông nghiệp và các đối tác phối hợp tuyển chọn riêng một bộ giống cho chuỗi được kiểm định chặt chẽ. Giống được  trực tiếp đưa về các vùng sản xuất ngâm ủ và gieo cấy theo đúng quy trình.

  3. Làm đất và gieo cấy

– Làm đất: Để hạn chế sâu bệnh khâu, làm đất, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo cấy chiếm vai trò rất quan trọng, vệ sinh đồng ruộng tốt làm giảm các mềm bệnh từ đó hạn chế phát sinh dịch hại đồng ruộng, hạn chế việc sử dụng nông dược trong sản xuất

Làm đất tơi nhuyễn giúp cho các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển giúp phân giải khoáng chất và phân bón có hiệu quả nhất, làm cho bộ rễ phát triển sinh trưởng, cây lúa khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận

– Gieo cấy: Quá trình ngâm ủ giống và gieo cấy thực hiện nghiêm ngặt theo sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định kết hợp với các chuyên gia của công ty đảm bảo đúng thời vụ.

4. Chăm sóc và phòng trừ dịch hại 

Với quan điểm cây khỏe sẽ ít bệnh nên việc chăm sóc đóng vai trò quyết định tới tồn dư Nitorat trong sản phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên việc cung cấp dinh dưỡng cho lúa là một trong những bí quyết của công ty trong sản xuất nông nghiệp sạch. Bón phân phải đảm bảo nguyên tắc: tăng cường tối đa phân hữu cơ trước khi gieo cấy kết hợp với phân bón vô cơ chuyên dùng cho từng giai đoạn với liều lượng vừa đủ đối với từng vùng nguyên liệu. Những sản phẩm phân bón phải là tốt nhất, giàu vi lượng có thương hiệu đã được công ty kiểm chứng trong nhiều năm.

Phòng trừ dịch hại: Việc phòng trừ dịch hại là không thể tránh khỏi trong quá trình canh tác nông nghiệp, với quan điểm phòng là chính thông qua cách bón phân, xử lý đồng ruộng để cây lúa khỏe mạnh, hạn chế tối đa sâu bệnh đặc biệt là rầy cuối vụ, trong trường hợp có phát sinh sâu bệnh sẽ sử dụng những chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại thế hệ mới nhất do Bộ NN&PTNT quy định.

Áp dụng cơ giới hóa trong quá trình chăm sóc

 5. Thu hoạch 

Việc thu hoạch được lên kế hoạch chặt chẽ trước 15 ngày theo nguyên tắc gặt xong sau 3h phải chuyển về kho  để sấy theo từng vùng nguyên liệu.

Áp dụng toàn bộ cơ giới hóa với những máy gặt đập liên hoàn thế hệ mới nhất.

Việc thu hoạch phải gắn liền với việc xác định mã nguồn gốc sản phẩm ngay tại ruộng để đưa về bể sấy.

Xem thêm: Máy đóng gói trà

 6. Sấy thóc 

Một trong những khâu quan trong nhất để nâng cao chất lượng hạt gạo tối ưu là khâu sấy thóc sau thu hoạch. Việc làm khô thóc theo tập quán không đảm bảo sự đồng đều và giữ lại dưỡng chất tối đa của hạt gạo. Việc  sử dụng công nghệ Máy Sấy. với công xuất lớn  nhằm đảm bảo nhanh nhất thời gian từ lúc gặt cho đến khi vào lò sấy không quá 3 tiếng đồng hồ, nhằm bảo đảm tối ưu dưỡng chất của hạt lúa.

7. Báo quản 

Lưu trữ: Sau khi lúa được sấy đạt tiêu chuẩn, toàn bộ lô hàng sẽ được chuyển vào các silo chứa để lưu trữ chờ ngày đưa ra thị trường. Việc sử dụng silo chứa có ưu điểm đảm bảo rõ ràng truy xuất nguồn gốc, hạn chế tối đa sự xâm nhập của côn trùng, giữ được hương vị tự nhiên của sản phẩm.

 8. Chế biến 

Để có một sản phẩm sạch tôn trọng tính tự nhiên đưa đến tay người tiêu dùng, việc xay xát chế biến đóng phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:

1. Không sử dụng chất bảo quản: Hiện nay trên thị trường chúng ta dễ dàng nhận thấy một số sản phẩm gạo không có xuất xứ rõ ràng, người tiêu dùng không truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, mẫu mã hạt gạo bóng, khi vo gạo nước gạo trong, để ngoài không khí thường rất lâu chuyển màu, những sản phẩm trên chắc chắn sử dụng chất bảo quản chống mốc và chất tạo độ bóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Với chuỗi sản xuất từ cánh đồng đến sản phẩm cuối cùng trong quá trình chế biến không dùng bất cứ chất bảo quản nào, giữ nguyên màu sắc, hương vị tư nhiên của gạo làm tăng giá trị sử dụng của sản phẩm.

2. Hương liệu: Với nền khoa học công nghệ cao hiện nay, việc tạo mùi hương trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm rất dễ dàng. Gạo sạch luôn được  tôn trọng tính tự nhiên không dùng bất cứ hương liệu nào ngoài hượng tự nhiên của lúa gạo.

3. Không xát gạo trắng quá: Vỏ cám gạo đã được chứng minh trong thực tế khoa học hiện nay và kinh nghiệm hàng ngàn năm qua, trong cám gạo rất giầu vitamin A, B, C … khoáng chất, nên nếu làm gạo trắng vô hình chung làm mất đi lượng khoáng chất rất giá trị trong hạt gạo, Gạo sạch  đưa ra sản phẩm trắng vừa phải có màu đặc trưng của cám, bên cạnh đó công ty đưa ra những sản phẩm gạo xát dối nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà các đơn vị khác rất khó thực hiện được.

4. Kiểm soát gạo thành phẩm: Gạo sạch  trước khi đóng gói đều phải chạy qua hệ thống kiểm soát chất lượng hạt, từng hạt gạo chạy qua hàng triệu mắt điện tử của máy tách màu để đảm bảo rằng tất cả những hạt có lỗi sẽ bị loại bỏ, chỉ còn những hạt đủ tiêu chuẩn được lưu trữ và đóng gói đưa tới tay người tiêu dùng.

9. Kho chứa thành phẩm 

Kho chưa thành phẩm phải đảm bảo đúng yêu cầu độ ẩm cho phép

Chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline 1: 1900 2861 – Hotline 2: 09 67 68 69 11 Để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Quy trình sản xuất gạo

Xem thêm: đóng gói trà túi lọc