Quy trình đóng gói hàng hóa xuất khẩu
Quy trình đóng gói sản phẩm ngày nay quyết định sức mua của người dân, dựa vào bao bì ta có thể lựa chon thông qua hình thức, mẫu mã, chất lượng bên trong của sản phẩm , nhất là đối với thực phẩm .Viêc sản xuất lưu thông không còn phụ thuộc vào sức mua của thị trường trong nước mà còn phải đáp ứng với thị trường quốc tế. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra cho các nhà sản xuất là mọi tiêu chuẩn phải đạt ở chất lượng quốc tế.Vì vậy yêu cầu đặt ra chung cho thị trường là chất lượng , tiêu chuẩn phải xuất khẩu.
Thực phẩm Việt Nam đã và đang xuất hiện trong các quốc ra lớn của châu Âu như Mỹ, Nhật Bản, Đức. Chất lượng của thực phẩm đạt tiêu chuẩn là chưa đủ, các sản phẩm cũng phải được xử lý tốt trong quá trình đóng gói để đưa đến tay khách hàng cũng như vấn đề xuất khẩu.Vậy bài toán bảo quản và đống gói đúng và đủ qjuy trình như thế nào
Quy trình đóng gói sản phẩm thực phẩm chuẩn, an toàn quyết định đến chất lượng sản phẩm sau chế biến cũng như hình thức đẹp khi mang ra thị trường.
Contents
Việc cần thiết trong đóng gói ra sao?
Việc bao gói sản phẩm là một điều tất yếu bởi lớp bao bên ngoài sản phẩm có vai trò bảo vệ. Tránh các tác động bên ngoài vào sản phẩm như không khí, vi khuẩn, ánh sáng hay độ ẩm… Các yếu tố ngoại cảnh có thể làm cho sản phẩm bị hư hỏng, biến chất và thay đổi hình dạng vốn có.
Bao bì sản phẩm có tác dụng chứa đựng sản phẩm bên trong. Đồng thời là cách để chuẩn hóa khối lượng của sản phẩm. Khách hàng có thể dễ dàng mua được sản phẩm có khối lượng theo ý muốn.
Với các sản phẩm được đóng gói kỹ càng sẽ đảm bảo chất lượng nguyên vẹn, vốn có của sản phẩm. Đồng thời bao bì và cách đóng gói lại thể hiện được sự đầu tư, chuyên nghiệp và góp phần quảng bá, truyền thông, và định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
Việc ứng dụng một quy trình đóng gói thực phẩm chuẩn sẽ giúp tối giản hóa quá trình sản xuất, vận chuyển. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình sản xuất.
Các công đoạn trong quy trình đóng gói của thành phẩm
Các thực phẩm trong mọi khâu của quy trình đều luôn phải đảm bảo vệ sinh và an toàn. Sau khi trải qua các khâu chế biến, sản phẩm đi vào quy trình cuối cùng với các công đoạn cụ thể như sau.
Chuẩn bị thành phẩm trước đóng gói
Các sản phẩm thực phẩm sẽ trải qua nhiều công đoạn nghiêm ngặt. Từ bước chọn lựa kỹ càng những nguyên liệu, sau đó là quá trình sản xuất luôn được duy trì và kiểm soát vệ sinh. Khi đó, thành phẩm được tạo ra đạt giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị cảm quan tối ưu. Thành phẩm tạo ra sẽ được đi vào bước cuối của quy trình trước khi tung ra thị trường chính là quy trình đóng gói cho thực phẩm.
Tạo hình sản phẩm
Đây là quá trình cơ học để cho sản phẩm có hình dạng, khối lượng đúng quy chuẩn đặt ra. Giai đoạn này rất quan trọng để định hình cho sản phẩm trước khi cho vào bao bì để sản phẩm đẹp mắt, vừa vặn với gói bao cũng như đạt khối lượng chuẩn.
Đóng gói sản phẩm và trang trí bao bì
Sau khi sản phẩm được tạo hình, chuẩn hóa khối lượng sẽ được tiến hành bao gói thủ công hoặc dưới tự động hóa dưới dây chuyền máy móc hiện đại. Quy trình đóng gói thực phẩm cần tuân thủ vệ sinh tuyệt đối, đồng thời chất liệu của bao bì phải phù hợp với sản phẩm.
Sau khi bao gói, nhà sản xuất sẽ tiến hành trang trí và dán nhãn cho sản phẩm. Nhãn sản phẩm chính là cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin quan trọng như trọng lượng sản phẩm, đơn vị sản xuất, cách dùng cũng như hạn sử dụng của sản phẩm. Nhãn sản phẩm phải đúng theo quy định quốc tế
Để sản phẩm thực phẩm không bị hư hỏng cũng như quy trình đóng gói an toàn thì cần lưu ý đến các yếu tố quan trọng về độ ẩm, nhiệt độ, không khí và chất liệu gói bao.
Độ ẩm trong quá trình đóng gói
Thực phẩm tùy thuộc vào trạng thái mà có thể hút ẩm hoặc tỏa ẩm, khiến cho chất lượng sản phẩm bị thay đổi ít nhiều. Nếu độ ẩm vượt quá mức thì đây chính là điều kiện tốt cho nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Do vậy, độ ẩm cần được kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Chẳng hạn đối với bánh kẹo có thể đóng gói cùng với túi hút ẩm, giúp khử ẩm và chống nấm mốc. Sản phẩm được đóng hộp có thể dùng nắp nhôm, thiếc để seal màng trước khi dùng nắp chính của hộp.
Không khí trong quá trình đóng gói
Không khí ảnh hưởng đến thực phẩm rất nhiều, đặc biệt là các thực phẩm tươi. Khi thực phẩm càng tiếp xúc với không khí lâu thì càng dễ bị oxy hóa. Vì vậy, chất liệu bao bì sử dụng phải có mức độ thẩm thấu, khuếch tán oxy thấp. Các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm,… thì cần hút chân không. Các loại bánh, hạt đóng hộp, thực phẩm dầu dễ bị oxy hóa cần sử dụng gói hút oxy hoặc hút chân không.
Nhiệt độ trong quá trình đóng gói
Mỗi một loại thực phẩm thì lại có một mức nhiệt độ bảo quản khác nhau. Chẳng hạn như thực phẩm tươi sống cá, thịt thì cần bảo quản đông lạnh, rau củ thì cần nhiệt độ mát. Các sản phẩm đồ khô thì cần bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
Chất liệu bao bì đóng gói thành phẩm
Bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nên cần đảm bảo vệ sinh cũng như không gây phản ứng hay tạo chất độc với thực phẩm bên trong. Bao bì cũng cần đảm bảo giữ nguyên được trạng thái, đặc tính ban đầu của sản phẩm, đồng thời ngăn mùi, giữ khí, tránh va chạm tốt.
Đối với bao bì là hộp, bình đựng cần có cấu tạo nắp dễ mở, đậy kín. Nếu chất liệu là thủy tinh thì trong quá trình vận chuyển cần được cố định để giảm thiểu lực tác động để tránh hư hại, đổ vỡ. Các sản phẩm dễ ảnh hưởng bởi ánh sáng thì cần sử dụng chất liệu cản quang.
Ngoài ra, chất liệu nên sử dụng là các loại giấy dễ tái chế, tiêu hủy để bảo vệ môi trường. Bao bì dễ in ấn, vừa vặn với sản phẩm và có thông tin đầy đủ bên trên.
Quy trình đóng gói thực phẩm ngày càng được tự động hóa với máy móc. Trong đó, máy đóng gói hút chân không là một thiết bị không thể thiếu trong quy trình bao gói thực phẩm đặc biệt là thực phẩm tươi sống. Các dòng máy đóng gói hiện đang được bán tại Cơ Khí Tân Minh , với chất lượng tiêu chuẩn và giá cả cạnh tranh. Nếu quý khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cũng như lắp đặt.
Như vậy có thể thấy quy trình đóng gói sản phẩm thực phẩm là vô cùng quan trọng, đặc biệt đó như là cách bảo quản sản phẩm và giữ nguyên chất lượng của thực phẩm đến tay người tiêu dùng.